Baongoc ' s house 2009

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hệ điều hành vista của tôi

Thống Kê

Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không


[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 47 người, vào ngày Fri Oct 25, 2013 3:05 pm

Latest topics

Top posters

Gallery


BÀI 1 : ÁNH SÁNG Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


    BÀI 1 : ÁNH SÁNG

    Admin
    Admin
    tác giả
    tác giả


    Tổng số bài gửi : 109
    Points : 349
    Reputation : 0
    Join date : 02/04/2009
    Age : 33
    Đến từ : vietnam . TPHCM

    BÀI 1 : ÁNH SÁNG Empty BÀI 1 : ÁNH SÁNG

    Bài gửi by Admin Mon Apr 13, 2009 10:48 am

    a / Định nghĩa :
    - ánh sáng là từ phổ thông dùng để chỉ các bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùng quang phổ nhìn thấy được bằng mắt thường (tức là từ khoảng 400 nm đến 700 nm). Giống như mọi bức xạ điện từ, ánh sáng có thể được mô tả như những đợt sóng hạt chuyển động gọi là photon .
    - Ánh sáng do Mặt Trời tạo ra còn được gọi là ánh nắng (hay còn gọi là ánh sáng trắng bao gồm nhiều ánh sáng đơn sắc biến thiên liên tục từ đỏ đến tím ) ; do Mặt Trăng tạo ra còn được gọi là ánh trăng ; do đèn tạo ra còn được gọi là ánh đèn ; do các loài vật phát ra gọi là ánh sáng sinh học .
    - "Ánh sáng lạnh" là ánh sáng có bước sóng tập trung gần vùng quang phổ tím.
    - "Ánh sáng nóng" là ánh sáng có bước sóng nằm gần vùng đỏ.
    - Ánh sáng có quang phổ trải đều từ đỏ đến tím là ánh sáng trắng ; còn ánh sáng có bước sóng tập trung tại vùng quang phổ rất hẹp gọi là "ánh sáng đơn sắc".
    b / VẬN TỐC ÁNH SÁNG :
    - là độ lớn vô hướng của vận tốc lan truyền của ánh sáng .
    - thường được ký hiệu là c = 299 792 458 m/s (xấp xỉ 300 nghìn km/s)
    -Vận tốc ánh sáng trong chân không cũng chính là vận tốc lan truyền của bức xạ điện từ trong chân không (ánh sáng là một bức xạ điện từ, xem thêm bài ánh sáng). Trong nhiều trường hợp, thuật ngữ "tốc độ ánh sáng" cũng được ngầm hiểu là tốc độ ánh sáng trong chân không .
    c / THUYẾT VỀ ÁNH SÁNG :
    Trong lịch sử khám phá, đã có nhiều lý thuyết để giải thích các hiện tượng tự nhiên liên quan đến ánh sáng. Dưới đây trình bày các lý thuyết quan trọng, theo trình tự lịch sử .
    1 / Lý thuyết hạt ánh sáng : Lý thuyết hạt ánh sáng, được Isaac Newton đưa ra, cho rằng dòng ánh sáng là dòng di chuyển của các hạt vật chất. Lý thuyết này giải thích được hiện tượng phản xạ và một số tính chất khác của ánh sáng; tuy nhiên không giải thích được nhiều hiện tượng như giao thoa, nhiễu xạ mang tính chất sóng .
    2 / Lý thuyết sóng ánh sáng : Lý thuyết sóng ánh sáng, được Christiaan Huygens đưa ra, cho rằng dòng ánh sáng là sự lan truyền của sóng. Lý thuyết này giải thích được nhiều hiện tượng mang tính chất sóng của ánh sáng như giao thoa, nhiễu xạ; đồng thời giải thích tốt hiện tượng khúc xạ và phản xạ.
    Lý thuyết sóng và lý thuyết hạt ánh sáng ra đời cùng thời điểm, thế kỷ 17, và đã gây ra cuộc tranh luận lớn giữa hai trường phái .
    3 / Lý thuyết điện từ : Sau khi lý thuyết sóng và lý thuyết hạt ra đời, lý thuyết điện từ của James Clerk Maxwell năm 1865, khẳng định lại lần nữa tính chất sóng của ánh sáng. Đặc biệt, lý thuyết này kết nối các hiện tượng quang học với các hiện tượng điện từ học, cho thấy ánh sáng chỉ là một trường hợp riêng của sóng điện từ .Các thí nghiệm sau này về sóng điện từ, như của Heinrich Rudolf Hertz năm 1887, đều khẳng định tính chính xác của lý thuyết của Maxwell .
    4 / Ête : Sau thành công của lý thuyết điện từ, khái niệm rằng ánh sáng lan truyền như các sóng đã được chấp nhận rộng rãi. Các hiểu biết về sóng cơ học, như âm thanh, của cơ học cổ điển, đã dẫn các nhà khoa học đến giả thuyết rằng sóng ánh sáng lan truyền như sóng cơ học trong môi trường giả định ête, tràn ngập khắp vũ trụ, nhưng có độ cứng cao hơn cả kim cương . Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhiều thí nghiệm tìm kiếm sự tồn tại của ête, như thí nghiệm Michelson-Morley, đã thất bại, cùng lúc chúng cho thấy tốc độ ánh sáng là hằng số không phụ thuộc hệ quy chiếu; do đó không thể tồn tại môi trường lan truyền cố định kiểu ête .
    5 / Thuyết tương đối : Thuyết tương đối của Albert Einstein ra đời, 1905, với mục đích ban đầu là giải thích hiện tượng vận tốc ánh sáng không phụ thuộc hệ quy chiếu và sự không tồn tại của môi trường ête, bằng cách thay đổi ràng buộc của cơ học cổ điển .Trong lý thuyết tương đối hẹp, các tiên đề của cơ học được thay đổi, để đảm bảo thông qua các phép biến đổi hệ quy chiếu, vận tốc ánh sáng luôn là hằng số. Lý thuyết này đã giải thích được chuyển động của các vật thể ở tốc độ cao và tiếp tục được mở rộng thành lý thuyết tương đối rộng, trong đó giải thích chuyển động của ánh sáng nói riêng và vật chất nói chung trong không gian bị bóp méo bởi vật chất.Thí nghiệm đo sự bẻ cong đường đi ánh sáng của các ngôi sao khi đi qua gần Mặt Trời, lần đầu vào nhật thực năm 1919, đã khẳng định độ chính xác của lý thuyết tương đối rộng .
    6 / Lý thuyết lượng tử ánh sáng : Lý thuyết lượng tử của ánh sáng nói riêng và vật chất nói chung ra đời khi các thí nghiệm về bức xạ vật đen được giải thích bởi Max Planck và hiệu ứng quang điện được giải thích bởi Albert Einstein đều cần dùng đến giả thuyết rằng ánh sáng là dòng chuyển động của các hạt riêng lẻ, gọi là quang tử (photon) .Vì tính chất hạt và tính chất sóng cùng được quan sát ở ánh sáng, và cho mọi vật chất nói chung, lý thuyết lượng tử đi đến kết luận về lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng và vật chất; đúc kết ở công thức de Broglie, 1924, liên hệ giữa động lượng một hạt và bước sóng của nó .
    d / QUANG HỌC :
    Phản xạ
    Khúc xạ
    Tán xạ
    Nhiễu xạ
    Giao thoa
    Thấu kính hấp dẫn
    Hiệu ứng quang điện

      Hôm nay: Mon May 13, 2024 6:51 pm