Baongoc ' s house 2009

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Hệ điều hành vista của tôi

Thống Kê

Hiện có 4 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 4 Khách viếng thăm

Không


[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 47 người, vào ngày Fri Oct 25, 2013 3:05 pm

Latest topics

Top posters

Gallery


BÀI 1 : SỎI THẬN Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


    BÀI 1 : SỎI THẬN

    Admin
    Admin
    tác giả
    tác giả


    Tổng số bài gửi : 109
    Points : 349
    Reputation : 0
    Join date : 02/04/2009
    Age : 33
    Đến từ : vietnam . TPHCM

    BÀI 1 : SỎI THẬN Empty BÀI 1 : SỎI THẬN

    Bài gửi by Admin Sun Apr 12, 2009 10:32 am

    1 / CẤU TẠO :
    Thận là cơ quan nội tạng được tạo nên từ hai phần có hình như hạt đậu, nằm ở phần trên. Mặt trước che phủ bởi phúc mạc, mặt sau là cơ Thịt chắc khỏe của vùng lưng. Nam giới trưởng thành có sức khỏe bình thường, mỗi quả thận nặng khoảng 134 ~ 148g, kích thước là 10cm × 5cm × 4cm, gần to bằng nắm đấm. Thận của phụ nữ nhỏ hơn thận nam giới một chút. Thận bên trái nặng hơn bên phải .
    BÀI 1 : SỎI THẬN Minhhoachothan
    2 / SỎI THẬN :
    + Nguyên nhân : Nguyên nhân gây ra sỏi chưa được biết chính xác, nhưng trong đa số các trường hợp là do nhiều nguyên nhân phối hợp .
    + Hơn 90% sỏi được cấu tạo bởi chất vôi (Calcium) hoặc Magnesium, phối hợp với Phosphate hoặc Oxalate. Số còn lại là sỏi hữu cơ: Cystine, acide Urique. Những nguyên nhân sau đây được biết là có ảnh hưởng lên sự hình thành sỏi :
    - Calcium
    Một người bình thường, nếu không dùng sữa và fromage (pho mát) trong bốn ngày liên tiếp sẽ thải ra khoảng 100 đến 175 mg Calcium qua đường tiểu trong 24 giờ. Đối với người lớn, nhu cầu phát triển xương không có, do đó nếu dùng nhiều sữa thì chất vôi sẽ thải ra trong nước tiểu với số lượng lớn sẽ dễ gây ra sỏi. Tại nước ta, lượng sữa dùng trong dân số có lẽ không quá nhiều, cho nên nguyên nhân chủ yếu là do dùng nước chưa được xử lý. Tại một số địa phương, nguồn nước giếng, nước sông suối ao hồ chứa rất nhiều chất vôi chưa được xử lý cũng là một nguyên nhân làm cho lượng Calcium trong nước tiểu tăng cao gây sỏi .
    -Những bệnh nhân phải bất động lâu ngày như chấn thương cột sống, gãy xương, bại liệt, đa thương hoặc một số bệnh lý về xương như ung thư di căn xương, bướu tuỷ xương, bệnh Paget cũng làm tăng Calcium trong nước tiểu. Số lượng này có thể lên đến 450 mg một ngày .
    -Bệnh cường tuyến phó giáp gây tăng Calcium và Phosphate trong máu và trong nước tiểu, có đến hơn 2/3 số bệnh nhân này mắc sỏi thận và thường là sỏi lớn dạng san hô ở cả hai bên thận .
    -Dư Vitamine do dùng quá nhiều hoặc phơi nắng nhiều cũng gây ra tăng hấp thụ chất vôi qua ruột và tăng thải qua nước tiểu .
    - Bệnh toan hoá tiểu quản thận làm thận tiết Calcium nhiều trong khi sự thành lập ammoniac lại giảm .
    -Những người có sự tăng canxi niệu và tăng hấp thu canxi qua ruột không rõ lý do. Bệnh chỉ xảy ra ở đàn ông và lượng calcium trong nước tiểu nhiều khi lên đến 500 mg trong ngày .
    - Oxalate :
    Theo tài liệu của BV Bình Dân, ở Việt Nam tỷ lệ sỏi có chứa Oxalate Calcium là 64%. Có rất nhiều món thực vật chứa Oxalate trong đó có gạo, nhưng việc hạn chế dùng các thức ăn đó ít có giá trị phòng ngừa vì 90% Oxalate trong cơ thể được sinh ra trong quá trình biến dưỡng. Nếu người Việt nam bị sỏi mà ngừa sỏi bằng cách kiêng ăn cơm gạo thì không được. Oxalate tự sinh ra trong cơ thể, thải ra trong nước tiểu và nếu kết hợp với Cacium mới tạo thành các tinh thể muối Oxalate Calcium.
    Bệnh Tăng tiết Oxalate có tính di truyền, ảnh hưởng lên quá trình biến dưỡng acide glyoxylic, thay vì tạo ra Glycine thì tạo ra Oxalate. Bệnh nhân tiểu ra rất nhiều Oxalate và gây sỏi thận hoặc vôi thận ở trẻ em. Bệnh hiếm gặp, nhưng thường chết sớm.
    - Cystine :
    Là loại sỏi tạo thành do rối loạn biến dưỡng. Bệnh nhân sẽ tiểu ra một lượng cystein nhiều hơn bình thường do ống thận kém tái hấp thu các chất acid amin và do đó gây ra sỏi. Đây là loại bệnh hay gây ra sỏi ở trẻ em, hường có tính cách di truyền và các em bị loại sỏi này từ bé thường khó nuôi đến tuổi lớn.
    - Acide Urique
    Đây là một chất thải ra trong quá trình biến dưỡng của đạm trong cơ thể. Sỏi này được hình thành trong môi trường acide. Những bệnh có thể làm gia tăng acide Urique trong máu và nước tiểu gồm có :
    a/ Bất thường trong sản xuất Acide Urique :
    - Bệnh bẩm sinh thiếu men HGPRT (Hypoxanthine-Guanine PhosphoRibosylTransferas)
    - Bệnh mắc phải :
    * Rối loạn sinh tuỷ xương
    * Béo phì
    * Nghiện rượu
    b/ Bất thường trong bài tiết Acide Urique :
    Thức ăn giàu Purine
    Dùng thuốc thải Acide Urique để điều trị thống phong
    3 / NHỮNG BIẾN ĐỔI LÝ TÍNH CỦA NƯỚC TIỂU :
    a / Giảm lưu lượng nước tiểu :
    Vì tiểu ít nên nồng độ các chất trong nước tiểu gia tăng nên khả năng tạo sỏi sẽ gấp bội. Chúng ta thường thấy điều này ở những người :
    - Có thói quen uống nước ít, nhâm nhi trà đặc.
    - Không dám uống nước vì lý do nghề nghiệp: tài xế, giáo viên, công nhân làm ca ..
    - Không dám uống nước nhiều vì lý do bệnh lý: nằm liệt giường, bị thương ..
    - Thường xuyên mất nước qua đường mồ hôi hoặc hơi thở vì làm việc trong môi trường nóng nực: vận động viên, công nhân…
    Nói chung, lượng nước tiểu trong ngày của người lớn phải trên 1,5 lít. Khi lượng này giảm còn phân nửa, nguy cơ gây sỏi sẽ tăng lên gấp đôi .
    b / Rối loạn pH nước tiểu :
    Mỗi loại sỏi được hình thành trong một môi trường pH khác nhau. Nếu môi trường nước tiểu bị kiềm hoá quá độ (như trong trường hợp người bị loét bao tử dùng kéo dài các loại thuốc chống acide) thì sẽ dễ bị sỏi Calcium Phhosphate. Nếu trường hợp bị nhiễm trùng đường tiểu kéo dài bởi vi trùng Proteus, Escherichia coli, chúng sẽ tiết ra một loại enzyme phân giải urê thành ammoniac và CO2. Hiện tượng này kéo theo sự gia tăng ammoniac trong nước tiểu và hiện tượng kiềm hoá do CO2 và tạo điều kiện tốt để hình thành một loại sỏi kết hợp giữa Magnesium ammonium phosphate và carbonate apatite. Vì vậy, loại sỏi này còn được gọi là sỏi nhiễm trùng, hay sỏi Urease, hay sỏi triphosphate .
    c / Bế tắc đường tiểu do nhiều nguyên nhân :
    Khi có bế tắc đường tiểu bán phần hoặc mạn tính, nước tiểu thường xuyên có một lượng tồn đọng trong đường tiểu tạo điều kiện cho các chất có thời gian kết tủa và gây sỏi. Các bế tắc thường xuất hiện ở những đối tượng sau :
    -Các cụ ông trên 60 tuổi bị bướu lành tiền lập tuyến
    -Bệnh nhân bị di chứng hẹp niệu đạo sau một chấn thương
    -Bệnh nhân bị di chứng hẹp đường tiểu sau một phẫu thuật hoặc nong, đặt thông tiểu kéo dài. Như vậy, mổ lấy sỏi tuy là một động tác điều trị bệnh, nhưng nếu thực hiện không đúng quy cách, lại có thể gây ra những vết sẹo chít hẹp và làm nguyên nhân gây sỏi tiếp tục cho bệnh nhân .
    -Bệnh nhân bị bế tắc đường tiểu do bệnh bẩm sinh, đặc biệt là bệnh thận nước bẩm sinh
    -Bệnh nhân bị bệnh bọng đái hỗn loạn thần kinh gây khó tiểu. Chứng này hay gặp ở các em bé bị túi thừa màng não bẩm sinh .
    4 / PHÂN LOẠI SỎI :
    a/ Theo thành phần hoá học
    + Sỏi Oxalate Calcium: Mono Hydrate Oxalate Calcium: Rất cứng; Di Hydrate Oxalate Calcium: Mềm hơn
    + Sỏi Phosphate Calcium
    + Sỏi Cysteine
    + Sỏi Acid Uric
    b / Theo vị trí :
    + Sỏi thận: Sỏi trong chủ mô, Sỏi trong nang thận, Sỏi đài thận, Sỏi bể thận
    Hai loại sỏi chủ mô và sỏi trong nang thuộc loại không thoát theo đường tiết niệu được.
    + Sỏi niệu quản: Đoạn lưng, Đoạn chậu, sát bọng đái, nội thành
    + Sỏi bọng đái
    + Sỏi niệu đạo
    + Sỏi tiền lập tuyến
    c / Theo bệnh sinh
    + Sỏi nguyên phát là sỏi tự sinh ra trong quá trình biến dưỡng cuả cơ thể.
    + Sỏi thứ phát là sỏi sinh ra do hậu quả cuả một bệnh khác như sau một bế tắc (do hẹp đường tiểu trên: hẹp khúc nối bể thận niệu quản bẩm sinh, niệu quản cự đại, thận móng ngựa, hẹp niệu quản.. ) hoặc hẹp đường tiểu dưới (hẹp niệu đạo, bướu lành tiền lập tuyến, hẹp lỗ tiểu)
    Sỏi thứ phát cũng có thể gây nên do một dị vật nằm trong cơ thể như ống thông để lâu ngày, dị vật nhét vào bọng đái sau khi thủ dâm, hoặc các loại chỉ không tan lọt vào đường tiết niệu.
    + Sỏi tái phát là sỏi bị lại sau khi đã điều trị xong hòn sỏi trước .
    BÀI 1 : SỎI THẬN 69fbfc9a3531edbc0aae87585fdebe80 SỎI THẬN NẶNG 1,2 KG








      Hôm nay: Sat Apr 27, 2024 9:36 am